Tin cập nhật

Tin cập nhật

Vô vàn điểm sáng trong bức tranh kinh tế Bắc Ninh

  • 17/12/2021

Tuy diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, tác động lớn đến mọi hoạt động của đời sống, xã hội, nhưng với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, bức tranh kinh tế của Bắc Ninh 8 tháng qua vẫn có không ít điểm sáng.

Tuy diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, tác động lớn đến mọi hoạt động của đời sống, xã hội, nhưng với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, bức tranh kinh tế của Bắc Ninh 8 tháng qua vẫn có không ít điểm sáng.

Nỗ lực duy trì phát triển kinh tế

Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và những giải pháp sáng tạo, kịp thời của tỉnh, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, hoạt động của các khu công nghiệp lớn được duy trì. Tuy sản xuất tạm chững lại trong tháng 6 do áp dụng các biện pháp giãn cách để phòng, chống dịch, nhưng từ tháng 7 bắt đầu tăng trưởng trở lại khi dịch được kiểm soát. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 tăng 13,63% so với tháng trước và tăng 6,18% so với cùng kỳ (tăng mạnh ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng tương ứng là 13,67% và 6,21%). Tính chung 8 tháng, IIP toàn ngành công nghiệp tăng 9,81% so với cùng kỳ. Nhiều mặt hàng có lượng sản xuất tăng cao so với tháng trước như: Máy in-copy, in bằng công nghệ in phun có kết nối tăng 73,1%; đồng hồ thông minh tăng 61,7%; Điện thoại di động thông thường tăng 60,6%; Bàn bằng gỗ các loại tăng 49,4%; Linh kiện điện tử tăng 20,5%;... Tuy nhiên, một số ít sản phẩm có mức sản xuất giảm như: Điện thoại thông minh giảm 19,2%; Bình đun nước nóng giảm 11,1%... Hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh quay trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới, nên chỉ số sử dụng lao động tháng 8 tăng 3,2% so với tháng trước. Điều này đã tác động tích cực làm tăng doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống ước lên 0,6% so với tháng trước, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 8 tăng 6,7% và tổng mức bán lẻ 8 tháng ước 30.083,2 tỷ đồng, tăng 3,1%.

Hoạt động xuất khẩu tháng 8 đạt hơn 3,648 tỷ USD, tăng 3,2% so với tháng trước, giảm 6,4% so cùng kỳ. Nhiều mặt hàng chủ lực có mức xuất khẩu tăng so với tháng trước như: máy vi tính và linh kiện tăng 7,5%; hàng dệt may tăng 4,3%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 3,7%... Tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đạt 26,06 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước 23,08 tỷ USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ. Như vậy, giá trị xuất siêu vẫn đạt 2,98 tỷ USD. Điều đáng nói đó là nhờ kiểm soát, khống chế dịch hiệu quả, nên Bắc Ninh duy trì chuỗi sản xuất, các KCN vẫn thu hút được nhiều dự án đầu tư mới, còn các dự án đang hoạt động tiếp tục đăng ký tăng vốn đầu tư. Tổng vốn thu hút đầu tư nước ngoài 8 tháng đạt 567,22 triệu USD (vốn đăng ký cấp mới 465,33 triệu USD; vốn điều chỉnh tăng 101,89 triệu USD); thu hút đầu tư trong nước đạt gần 14.590 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh có 1.508 doanh nghiệp và 494 đơn vị trực thuộc thành lập mới, tổng vốn đăng ký 18.805,6 tỷ đồng.

 

Tăng thu ngân sách

Sản xuất được duy trì, tạo nền tảng để tăng thu ngân sách nhà nước. Kết quả, 8 tháng tổng thu ngân sách đạt 20.045,27 tỷ đồng, bằng 72% dự toán năm và tăng 6,14% so với cùng kỳ, trong đó, thu nội địa ước 15.244,9 tỷ đồng, tăng 2,44%. Tổng chi ngân sách ước 11.654 tỷ đồng, đạt 61,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển ước 6.648,4 tỷ đồng. Với các giải pháp hỗ trợ cho vay, các gói tín dụng ưu đãi lãi suất của hệ thống ngân hàng, dư nợ cho vay trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng mạnh. Từ tháng 8, dư nợ tín dụng bắt đầu tăng với mức 0,6% so với tháng trước và tăng 23,1% so cùng kỳ. Nguồn vốn này được giải ngân kịp thời tạo động lực cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau đại dịch, duy trì đà tăng trưởng. Bên cạnh đó, việc thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2021 của Bắc Ninh chuyển biến tích cực. Vốn đầu tư công được phân bổ chi tiết bảo đảm đúng nguyên tắc, tiêu chí quy định của Trung ương, của tỉnh và được thực hiện công khai, minh bạch, từng bước khắc phục được tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải trước đây. Bắc Ninh được đánh giá là một trong những địa phương có tốc độ giải ngân vốn đầu tư công khá tốt trong tình trạng nhiều tỉnh có tốc độ giải ngân chậm, với tỷ lệ giải ngân đến cuối tháng 8 đạt 55,28%. Trong đó, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách tỉnh là 43,23%; ngân sách huyện, xã là 64,03%. Hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh đang dần hồi phục, công tác bảo đảm giao thông, lưu thông trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt...

 

Cảnh giác với rủi ro, cân đối phù hợp các giải pháp

 

Thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các cấp ngành, địa phương tập trung rà soát, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tiếp cận được chính sách, bảo đảm đúng đối tượng và quy định của nhà nước. Đến cuối tháng 8, toàn tỉnh có 7.158 doanh nghiệp, tổ chức với 461.206 người lao động và đối tượng bị ảnh hưởng được đề xuất hỗ trợ, tổng kinh phí 67,25 tỷ đồng. Trong đó đã thực hiện cho 24,07 tỷ đồng đến các đối tượng ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tư vấn việc làm, chính sách lao động cho 5.632 lượt lao động, tiếp nhận và giải quyết 1.700 hồ sơ đề nghị giải quyết trợ cấp thất nghiệp. Rà soát người lao động có nhu cầu tiêm vắc xin phòng dịch COVID-19.

Theo ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư: Với nền tảng các lĩnh vực đã tạo dựng được trong thời gian qua, thì dự báo tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2021 sẽ đạt khoảng 133.033 tỷ đồng, tăng 6,45% so với năm trước (kế hoạch đề ra là tăng từ 4-5%). Tuy nhiên do dịch COVID tác động mạnh tới các tỉnh phía Nam, sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại hàng hóa, khi các nhà đầu tư nước ngoài phần nào thể hiện sự thận trọng; các chuỗi cung ứng và các KCN trong nước bị gián đoạn do dịch COVID-19 buộc các đơn vị xuất khẩu phải tạm thời đóng cửa nhà máy hoặc đình hoãn sản xuất. Nền kinh tế có phục hồi vào cuối năm 2021 hay không, điều đó còn tùy thuộc vào kết quả kiểm soát đợt dịch COVID-19 bùng phát hiện nay, hiệu quả triển khai vắc-xin và hiệu suất của các biện pháp tài khóa nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng để kích thích phục hồi. Không nằm ngoài sự tác động dây chuyền đó, để giữ vững thành quả đã đạt, hoàn thành kế hoạch năm 2021, các cấp, ngành, địa phương cần cảnh giác với rủi ro gia tăng ở khu vực tài chính, cụ thể là cần quan tâm đến nợ xấu. Chính sách tài khóa cũng cần được quan tâm hơn nữa, cân đối phù hợp giữa nhu cầu hỗ trợ phục hồi kinh tế và nhu cầu duy trì các mục tiêu khác ở mức bền vững. Số hóa các thủ tục và cơ sở dữ liệu, khuyến khích các doanh nghiệp, người lao động trang bị kỹ năng phù hợp để tận dụng quá trình chuyển đổi số. Bồi dưỡng năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp thông qua cạnh tranh. Tăng cường các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ, bảo hộ sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu. Triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới, tiếp tục tiêm vắc-xin cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch, tiến tới đạt miễn dịch cộng đồng, đưa mọi hoạt động sản xuất về đúng vị trí.

 

Đơn vị tổ chức

Đơn vị tổ chức

Hỗ trợ/Truyền Thông

VIEF - TRIỂN LÃM ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
ARTA VIET NAM - VIEF - TRIỂN LÃM ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
 VIEF - TRIỂN LÃM ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
BÁO DOANH NHÂN SÀI GÒN - VIEF - TRIỂN LÃM ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
KEEPTAL VIEF - TRIỂN LÃM ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
VIETBEST- VIEF - TRIỂN LÃM ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
VIEF - TRIỂN LÃM NGÀNH ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
CAFEBIZ VIEF - TRIỂN LÃM NGÀNH ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
VIEF - TRIỂN LÃM NGÀNH ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
VIEF - TRIỂN LÃM NGÀNH ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
 VIEF - TRIỂN LÃM NGÀNH ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
Gửi câu hỏi cho BTC Gửi câu hỏi cho BTC Xem tài liệu triển lãm Xem tài liệu triển lãm Liên hệ ngay chúng tôi Liên hệ ngay chúng tôi Facebook Facebook