Tin cập nhật

Tin cập nhật

Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên số

  • 17/12/2021

Ngày 6-12, Ban Kinh tế T.Ư cùng các đơn vị liên quan tổ chức phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0, chủ đề "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên số" theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 tỉnh, thành; 32 Đại sứ quán. Tại điểm cầu T.Ư, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chủ trì phiên họp. Đồng chủ trì còn có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư; Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh. Tại điểm cầu Bắc Ninh, đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ cùng các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh uỷ, lãnh đạo các sở, ngành dự.

Đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ dự tại điểm cầu Bắc Ninh

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ cùng các đại biểu trong nước, quốc tế trải nghiệm tại Triển lãm thực tế ảo các công nghệ 4.0. Sau phát biểu khai mạc và đề dẫn của Trưởng Ban Kinh tế T.Ư Trần Tuấn Anh, các đại biểu trình bày 5 tham luận: Tương lai kinh tế toàn cầu hậu COVID-19 và các gợi ý chính sách cho Việt Nam; Đổi mới sang tạo-chìa khoá phục hồi và phát triển  thời kỳ hậu COVID – 19; Công nghệ hoá trong kỷ nguyên số; Kinh nghiệm thành công của Bang Utah (Hoa Kỳ) trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đặc biệt là tham luận “Khung chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững, gắn với Chiến lược phòng, chống dịch COVID-19” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, mục tiêu chính là khôi phục nhanh các chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động và thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021- 2025 khoảng 6,5- 7%/năm, đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn; phục hồi, phát triển nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực quan trọng, chú trọng tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động cho doanh nghiệp; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân…Để đạt mục tiêu, cần thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Thực hiện lộ trình mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch; An sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; Phát triển kết cầu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; Hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải cách hành chính cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…

 

Các đại biểu đã trao đổi, đề xuất các vấn đề: Giải pháp phục hồi, hướng đến phát triển kinh tế bền vững; tăng cường phối hợp, phát triển nền kinh tế số để ứng phó với đại dịch; đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam; cơ chế, chính sách thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cuộc cách mạng 4.0…

 

 

 

 

 

Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc thích ứng và phát triển của mỗi quốc gia dưới tác động của đại dịch COVID-19 trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa hiện nay là vấn đề lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài; đặc biệt là tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng sâu rộng. Trong bối cảnh đặc biệt, cần có tầm nhìn, giải pháp, hành động đặc biệt, nhất là trong xu hướng phát triển kinh tế số, kết nối toàn cầu, trong khi đại dịch COVID-19 chưa có điểm kết thúc và cần chủ động, linh hoạt ứng phó. Đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, sâu sắc của các đại biểu, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang tập trung hoàn thiện Chương trình tổng thể phòng, chống đại dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; chống dịch thành công mới phát triển kinh tế được và phát triển kinh tế để có nguồn lực chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân. Việt Nam đã chọn cách tiếp cận toàn dân trong phòng chống dịch bệnh. Thời gian tới, Việt Nam tiếp tục triển khai phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, tăng cường hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, đảm bảo đủ vaccine, thuốc điều trị, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục vụ tốt doanh nghiệp và tạo đột phá trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược trên nền tảng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

 

Thủ tướng nhấn mạnh, một trong những trọng tâm của quá trình phục hồi phát huy tối đa nguồn lực con người, người dân vừa là trung tâm, chủ thể, vừa là động lực và là mục tiêu của sự phát triển; tập trung hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia. Một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả đối ngoại và hội nhập quốc tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước, tất cả vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

 

Đơn vị tổ chức

Đơn vị tổ chức

Hỗ trợ/Truyền Thông

VIEF - TRIỂN LÃM ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
ARTA VIET NAM - VIEF - TRIỂN LÃM ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
 VIEF - TRIỂN LÃM ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
BÁO DOANH NHÂN SÀI GÒN - VIEF - TRIỂN LÃM ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
KEEPTAL VIEF - TRIỂN LÃM ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
VIETBEST- VIEF - TRIỂN LÃM ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
VIEF - TRIỂN LÃM NGÀNH ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
CAFEBIZ VIEF - TRIỂN LÃM NGÀNH ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
VIEF - TRIỂN LÃM NGÀNH ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
VIEF - TRIỂN LÃM NGÀNH ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
 VIEF - TRIỂN LÃM NGÀNH ĐIỆN , ĐIỆN TỬ BẮC NINH
Gửi câu hỏi cho BTC Gửi câu hỏi cho BTC Xem tài liệu triển lãm Xem tài liệu triển lãm Liên hệ ngay chúng tôi Liên hệ ngay chúng tôi Facebook Facebook